Tháng 10 năm ngoái, mình đi gặp mặt các quỹ đầu tư trong khu vực và trên thế giới. Trong vòng 10 ngày gặp 4 unicorn founders và một loạt các quản lý quỹ với AUM hàng trăm tỉ đô la, mình học được mấy thứ.
Có công thức tạo ra unicorns
Như cách 1 anh founder (từng làm với những tên tuổi hàng đầu thế giới về công nghệ và tài chính) đã làm để tạo ra unicorns chỉ trong 4 năm (và đặc biệt là 4 năm cực kì khó khăn vừa qua). Ngoài việc anh ấy chọn đúng thị trường, đúng ngách, và khả năng execute well thì chỉ nhìn captable của anh ấy cũng biết sự thông minh và năng lực quản lý stakeholders trong 1 cái world class captable như vậy.
Nhưng tạo ra unicorns trong thời gian ngắn là ngoại lệ chứ không phải là điều thường thấy. Ba founders còn lại đạt unicorn status trong thời gian từ 10-17 năm sau khi sáng lập công ty. Đó thực sự là một hành trình cực kì gian khổ và cần sự vững tâm, sự kiên trì và cực kì nhiều yếu tố khác - cả ba người đó đều thừa nhận là trong cả hành trình này, có rất nhiều lần họ rất gần với việc phá sản và không thể trả lương nhân viên. Tới thời điểm này, một công ty đã listed, một công ty khác đang chuẩn bị listing NASDAQ và công ty còn lại cũng đạt hơn $100Mn ARR từ lâu. Tất cả đều đang thay đổi một cách căn bản lĩnh vực của họ và sản phẩm của công ty họ đang thay đổi cách chúng ta sống và làm việc mỗi ngày.
Đạt được unicorn status chỉ là một cột mốc chứ không phải là mục tiêu.
Theo một nguồn thông tin thì có tới 20% các công ty đạt status này hiện đang ở tình trạng zombie nên đạt được định giá cao không có nghĩa là công ty / founder / nhà đầu tư đã “make it”. Ngược lại, đạt được cột mốc này là một lời nhắc nhở về việc làm sao để tiếp tục duy trì phong độ và xây dựng công ty lên tầm cao mới. Khi được hỏi các anh có làm gì để ăn mừng khi công ty đạt cột mốc $100Mn ARR hay không thì câu trả lời đều là chúng tôi chẳng làm gì to tát, chỉ gửi thông báo cho công ty để mọi người biết và chúng tôi quay lại công việc hàng ngày, tập trung để đạt số như đã đề ra.
Gía trị của cái gọi là “kinh nghiệm”
Xây dựng 1 công ty công nghệ có tầm ảnh hưởng quốc tế và tạo ra sự thay đổi căn bản một ngành nghề tức là đang làm ra một cái mới. Điều đó có nghĩa là không ai thực sự “biết” cần phải làm gì - nên giá trị của cái gọi là “kinh nghiệm” chỉ có tính chất tham khảo.
Founder sẽ cần phải là người đưa ra quyết định và sống với quyết định của mình - nhưng outstanding founders cần có mentor và coach để giúp họ liên tục học hỏi và có khả năng đưa ra quyết định tốt hơn. Như một global leading investor nói:
Don’t listen to investors who tell you what to do. Listen carefully to what they say in which 50% would be correct and the rest incorrect. Your job as a founder is to know which 50% is correct and make your decision accordingly because at the end of the day, you live with what you decide.
Để tạo ra giá trị, nhà đầu tư cũng cần đủ thông minh để biết cái họ thực sự biết và cái họ không hề biết. Để làm nhà đầu tư đủ tốt cho nhà sáng lập thì bản thân nhà đầu tư cũng phải học hàng ngày.
Nhà đầu tư thực sự “đầu tư” gì?
Với nhiều công ty và nhà sáng lập thì giá trị của nhà đầu tư không thực sự là số tiền họ bỏ vào công ty đó mà là tên tuổi, trải nghiệm, mạng lưới, năng lực … để có thể giúp công ty và founders lên tầm cao mới. Bài học lựa chọn nhà đầu tư của anh unicorn founder đầu tiên là một trong những bài học quan trọng về việc xây dựng captable có thể nâng tầm công ty như thế nào.
Và cuối cùng, thời điểm luôn quan trọng - cũng quan trọng như sự may mắn.
Nhưng “may mắn” chỉ tới với người đã có sự chuẩn bị và biết cách ra quyết định “ít sai nhất” - như câu chuyện của 1 người bạn từ 10 năm trước bất ngờ gặp lại trong chuyến đi này. Người bạn đó từng suýt đã từ chối một lời đề nghị mua lại công ty 2.5 tuổi của mình với định giá hơn $100Mn. Co-founder của bạn và bạn đã từng nghĩ rằng họ có thể tiếp tục xây dựng công ty trở thành kì lân và đã sẵn sàng từ chối lời đề nghị để tiếp tục nuôi nấng công ty 2.5 tuổi của mình. Nhờ một phép màu nào đó, email từ chối bị stuck trong hòm thư đi và đã không bao giờ được gửi - nhờ đó mà bạn đã có thời gian nghĩ lại để thực hiện thương vụ $100Mn phía trên - để rồi sau đó tiếp tục quay lại xây dựng 1 công ty khác. Tại thời điểm bán, công ty của bạn chỉ còn 4 tháng runway. Nếu như email kia được gửi đi, có lẽ câu chuyện của bạn sẽ hoàn toàn khác và người co-founder của bạn sẽ không có 7 năm qua ở nhà làm stay-at-home dad và đầu tư từ family office của mình.
That’s life…